Bắt ông chủ nhiều doanh nghiệp lừa đảo bị truy nã hơn 20 năm
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.Chuyển đổi số ngành công nghiệp giúp giảm biến đổi khí hậu toàn cầu
Sau đây là kết quả tổng hợp từ 7 nghiên cứu rất thú vị về những đặc điểm được cho là “hấp dẫn nhất” đối với nam giới, theo chuyên trang về sắc đẹp Byrdie.
Cần Thơ: Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm nhưng vẫn khấu trừ lương người lao động
Ngôi sao ngoại binh Kentrell Barkley của Saigon Heat thi đấu bùng nổ ở hiệp 3. Anh cùng các đồng đội tìm ra được điểm yếu của Nha Trang Dolphins và khai thác hiệu quả, qua đó dẫn ngược đối thủ 57-50 sau 3 hiệp.
Hôm nay 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng thế giới vươn lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, ngay lập tức kéo giá vàng trong nước tăng mạnh, tiến sát 91 triệu đồng/lượng.Kể từ 3.6.2024, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tiến hành bán vàng bình ổn thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đến nay, việc tiếp cận mua vàng của người dân gặp khó khăn nhất định. "Bức tranh" chung là nguồn cung vàng hạn chế, người dân muốn mua vàng miếng SJC cơ bản phải đăng ký mua online với số lượng nhất định. Nhiều trường hợp người dân đăng ký mua vàng online nhưng liên tục rơi vào tình trạng không thành công.Ở thời điểm hiện tại, việc mua vàng miếng SJC cũng như các loại nhẫn tròn trơn 4 số 9 vẫn khá khó khăn. Nhiều đơn vị kinh doanh vàng, bạc thường xuyên không có hàng.Trao đổi với Thanh Niên ngày 4.2, đại diện Công ty CP Tập đoàn Phú Quý cho biết, suốt thời gian qua, doanh nghiệp hầu như không có vàng miếng SJC để bán. "Ngay thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng không có hàng. Khách hàng ít bán ra nên Phú Quý không mua vào được vàng miếng SJC, từ đó không có hàng bán", vị này nói.Mặt hàng nhẫn tròn trơn cũng ở tình trạng lúc có hàng, lúc không. Có ngày Tập đoàn Phú Quý có hàng giao ngay nhưng thường hết khá sớm. Hiện tại, do chuẩn bị lượng hàng cho dịp ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng) nên tại cửa hàng có số lượng nhẫn tròn trơn nhất định.Thời gian qua, trong khi nhu cầu mua bán vàng trong dân vẫn cao, giao dịch tại thị trường vàng chính thức gặp khó khăn, thị trường vàng "chợ đen" lại khá sôi động.Điểm chung thường thấy là giá vàng miếng SJC giao dịch tại thị trường "chợ đen" cao hơn hoặc có thời điểm đi ngang so với giá vàng niêm yết chính thức. Ở thời điểm chênh lệch cao, mức giá có thể cao hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng.Ngay trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, khi giá vàng trong nước đứng yên ở mốc sát 89 triệu đồng/lượng như thời điểm trước nghỉ tết, giá vàng rao bán tại thị trường "chợ đen" lại chủ yếu ở mức 90 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, hôm nay 4.2, thị trường vàng "chợ đen" xuất hiện điều bất ngờ. Giá vàng rao bán thấp hơn giá vàng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn niêm yết hơn 1 triệu đồng/lượng.Cụ thể, tại nhiều hội nhóm giao dịch mua bán vàng trên Zalo, Facebook, nhiều người rao bán vàng miếng SJC ở mức 89,1 - 89,3 triệu đồng/lượng. Trường hợp rao bán mức giá cao mới lên 90,5 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, Công ty SJC đang niêm yết giá mua vào và bán ra vàng miếng SJC lần lượt là 88,1 triệu đồng/lượng và 90,6 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, giá vàng "chợ đen" thấp hơn giá vàng niêm yết chính thức bởi vàng đang ở vùng giá cao, lực mua không nhiều. Nhiều người đã mua vào lúc vàng giá thấp hơn nên đến thời điểm hiện tại muốn bán ra chốt lời. Ông Phương cảnh báo người mua dễ đối mặt rủi ro nhất định nếu xuống tiền mua vàng "chợ đen" như mua phải vàng nhái, vàng giả kém chất lượng, thậm chí bị lừa đảo dưới nhiều hình thức."Không nên mua vàng trôi nổi rao bán trên các hội nhóm như Zalo, Facebook. Nếu không phải là mua lại của người thân, bạn bè quen biết, đáng tin cậy thì khi thực sự có nhu cầu nên chọn mua vàng ở các cửa hàng vàng gần khu vực mình sinh sống, có giấy phép kinh doanh, địa chỉ cụ thể và uy tín nhất định", ông Phương nói.Ngày 4.2, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh thêm 800.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào với giá 88,1 triệu đồng/lượng, bán ra 90,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji tăng giá vàng miếng SJC 500.000 đồng/lượng, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 90,3 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn cũng đã tăng 400.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng vàng nhẫn, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 89,9 triệu đồng/lượng…Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng sốc 25 USD/ounce, lên 2.821 USD/ounce.
Chương trình tên lửa hạt nhân thế hệ mới của Mỹ tăng chi phí, chậm tiến độ
Theo TechSpot, Asus đang đối mặt với những lo ngại từ phía người dùng về cơ chế Q-Release Slim được giới thiệu trên các bo mạch chủ AMD X800 và Intel Z800. Đây là giải pháp nhằm loại bỏ nút bấm hoặc lẫy thông thường trên khe PCIe, giúp việc tháo lắp card đồ họa (GPU) trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người dùng cho rằng cơ chế này có nguy cơ làm trầy hoặc hư hỏng các chân kết nối vàng trên GPU, đặc biệt là trong quá trình tháo lắp thường xuyên.Một video trên nền tảng Bilibili đã minh họa rõ ràng vấn đề này khi cơ chế Q-Release Slim làm sứt mẻ phần chân vàng kết nối của card đồ họa. Đại diện của Hardware Luxx cũng chia sẻ trên mạng xã hội X hình ảnh chiếc GeForce RTX 5090 của mình bị hư hại tương tự sau khi thử nghiệm tháo lắp card liên tục trong các bài kiểm tra hiệu năng.Cơ chế Q-Release Slim được Asus thiết kế để loại bỏ thao tác bấm nút lẫy ở cuối khe PCIe, vốn thường khó tiếp cận khi sử dụng các GPU lớn. Thay vào đó, người dùng chỉ cần giữ bo mạch chủ, nghiêng nhẹ GPU và kéo thẳng về phía khung I/O. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế khóa cố định hoàn toàn trong khi tháo lắp dường như làm tăng nguy cơ các chân kết nối bị trầy xước hoặc lệch hướng.Asus không phải là hãng duy nhất tìm cách cải tiến thiết kế khe PCIe. MSI cũng đã giới thiệu hệ thống Q-Release cho khe M.2 trên các bo mạch chủ Z800. Thay vì sử dụng vít nhỏ gây bất tiện, hệ thống này cho phép người dùng khóa ổ SSD bằng một nút bấm đơn giản. Trong khi đó, Asus áp dụng cơ chế tương tự với lẫy và thanh trượt hỗ trợ ổ SSD kích thước 2280 và 2230.Dù đã nhận được nhiều báo cáo từ người dùng, Asus vẫn chưa cung cấp giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề. Hiện tại, công ty chưa tiết lộ liệu họ có quay lại sử dụng cơ chế cũ hay phát triển một giải pháp mới cho các bo mạch chủ sắp tới.